-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Cách dạy trẻ kĩ năng giải quyết vấn đề hiệu quả nhất
Wednesday,
14/06/2023
Đăng bởi: Nguyễn Trà My
Có thể nói kỹ năng giải quyết vấn đề là một trong những kỹ năng không thể thiếu trong cuộc sống dù bạn ở trong độ tuổi nào, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Vậy làm sao để dạy trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả nhất? Để có được câu trả lời chính xác nhất, mời các bạn hãy cùng tham khảo những thông tin chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé.
Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì?
Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem Solving Skills) là một trong những kỹ năng tổng hợp của cả một quá trình và đánh giá, phân tích vấn đề đó phát sinh ngoài ý muốn trong công việc hay cuộc sống để đưa ra những phương pháp giải quyết một cách tối ưu nhất.
Tầm quan trọng của kĩ năng giải quyết vấn đề
Trẻ nhỏ cũng sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề mỗi ngày, vì vậy trên thực tế thì kỹ năng giải quyết vấn đề đóng vai trò vô cùng quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống.
Bởi vì trong cuộc sống hàng ngày có thể phát sinh ra rất nhiều tình huống khác nhau mà bạn khó có thể tránh khỏi, bạn cần phải đưa ra hướng giải quyết tốt nhất để hạn chế những rủi ro.
Bên cạnh đó, kỹ năng giải quyết vấn đề còn giúp bạn có được sự tự tin, bình tĩnh để đưa ra cách giải quyết khi gặp phải các vấn đề phát sinh. Chưa kể đến, bạn sẽ có được khả năng đánh giá mọi vấn đề xảy ra theo nhiều hướng khác nhau mà đưa ra một phương pháp giải quyết đúng đắn nhất.
Cách rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề cho con
Nếu con bạn hãy bị mất bình tĩnh khi có vấn đề phát sinh hay bị rối loạn khi đối mặt với các tình huống thì bạn có thể rèn luyện cho các bé kỹ năng giải quyết vấn đề, cụ thể như sau:
1. Xác định vấn đề cần giải quyết
Kỹ năng giải quyết vấn đề cho con? Trước tiên để giải quyết vấn đề thì đối với trẻ nhỏ bạn sẽ mất khá nhiều thời gian và khá là khó khăn, vì thế để giúp bé không nản chí và có được hiệu quả lâu dài thì cha mẹ hãy cùng bé xem xét lại vấn đề và phân tích chúng một cách khách quan nhất.
Đối với bước này cha mẹ cần chỉ rõ ra vấn đề mà bé đang mắc phải bằng cách như: Con không có bạn chơi cùng?, sao trông con chán nản vậy?, con đã thử chưa?,.., Điều quan trọng là ba mẹ cần giúp trẻ biết được phải làm thế nào để khi gặp phải tình huống tương tự mà trẻ sẽ ghi nhớ và áp dụng vào khu gặp phải vấn đề đó.
Hơn nữa, ba mẹ cũng cần phải làm gương và giữ mình bình tĩnh khi đối mặt với tình huống. Để bé thấy được ba mẹ vượt qua vấn đề đó như thế nào, từ đó mà bé sẽ học theo và hình thành nên cách xử lý tình huống đó khi gặp phải những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
2. Tìm hiểu về nguyên nhân của vấn đề
Muốn giải quyết được vấn đề thì bạn cần biết được nguyên nhân vấn đề đó là ở đâu. Chính vì vậy, việc tiếp theo trong kỹ năng giải quyết vấn đề ở trẻ chính là các bậc phụ huynh phải dạy cho bé cách tìm hiểu nguyên nhân nảy sinh ra vấn đề đó hay nguyên nhân là do đâu. Để tìm ra nguyên nhân, ba mẹ cần chú ý xét về nhiều khía cạnh khác nhau, hơn nữa ba mẹ cũng cần để ý đến cả nguyên nhân quan trọng tiềm ẩn bên trong mà trẻ không nhận ra để tránh đưa ra những giải pháp sai lầm.
3. Đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề
Sau khi đã tìm hiểu được nguyên nhân cũng như phân tích vấn đề rồi thì điều tiếp theo mà các bậc phụ huynh cần làm đó chính là dạy trẻ đưa ra những giải pháp và chọn thêm cả những giải pháp khả thi. Bởi vì, thực chất có càng nhiều giải pháp bắt nguồn từ những điều điên rồ.
Ba mẹ có thể đưa ra một số câu hỏi khuyến khích con đưa ra các giải pháp như con nghĩ con nên làm gì khi bạn giận con hay làm sao để mở được chiếc hộp này,.., sau đó con bạc sẽ bắt đầu có những suy nghĩ và tư duy để tìm ra giải pháp, đồng thời ba mẹ sẽ cùng con tìm ra cách giải quyết vấn đề tốt nhất.
4. Kiểm tra kết quả
Cuối cùng trong cách rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề ở trẻ đó chính là bạn hãy dạy cho trẻ thói quen kiểm tra kết quả sau khi trẻ đã thực hiện giải pháp của mình. Lúc này ba mẹ hãy nhận định cảm xúc của con bằng cách trả lời con bằng những câu hỏi như con có thật sự ổn chứ? Con cảm thấy thoải mái không?,… Nếu trẻ làm tốt, ba mẹ hãy dùng những lời khen ngợi cho bé để bé cảm thấy vui vẻ cũng như có được động lực giải quyết các vấn đề sau này.
Những hoạt động rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề ở trẻ
Khi có vấn đề xảy ra, ba mẹ không nên làm thay cho con, nếu con bạn không thể đưa ra được giải pháp bạn hãy rèn luyện cho bé những kỹ năng giải quyết vấn đề qua các hoạt động. Dưới đây là một số trò chơi hoạt động rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề ở trẻ mà bạn có thể tham khảo như:
1. Chơi xếp hình
Một trong những bộ trò chơi xếp hình mà các bậc phụ huynh có thể mua cho bé chơi để rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề là bộ wolfoo ghép hình. Đây là một trò chơi trí vừa mang tính giải trí cao mà còn mang tính giáo dục. Đặc biệt, qua trò chơi ghép tranh wolfoo còn giúp bé phát triển một cách toàn diện và khả năng quan sát, tư duy logic cũng như cách giải quyết vấn đề.
Khi chơi xếp hình wolfoo, ba mẹ có thể cùng chơi với các con và hướng dẫn bé cách chơi, cách nhận biết hình ảnh con vật trong trò chơi ghép hình. Từ trò chơi ghép hình này bé sẽ vừa học cách ghép chanh và tăng thêm sự kết nối giữa bố mẹ.
Hơn nữa, sau một thời gian chơi quen dần bé sẽ tự học cách suy nghĩ xem làm thế nào để lắp ghép thành các hình nhân vật của câu chuyện mà không có sự hướng dẫn của ba mẹ.
2. Đóng kịch
Bạn có thể đưa ra một tình huống nào đó và trẻ sẽ được hoá thân vào nhân vật trong câu chuyện đó. Qua đó bé sẽ được tự do tư duy và suy nghĩ các giải quyết vấn đề sao cho hợp lý nhất. Ví dụ như: Bé được hoá thân vào bác nông dân có vườn lúa và các chú ốc đang ăn lá lúa, trẻ sẽ được nhập vài vào bác nông dân để nghĩ xem thế nào để những chú ốc không ăn những lá lúa đó nữa. Bên cạnh đó, bé cũng được hoá thân vào chú ốc để nghĩa cách làm sao vào lại vườn lúa khi bác nông dân đã có biện pháp ngăn cản.
3. Làm các sản phẩm handmade
Các bậc phụ huynh có thể cùng trẻ làm ra những món đồ handmade xinh xắn từ những món đồ phế thải trong nhà, điều này sẽ giúp bé rèn luyện thêm được đức tính kiên trì, tỉ mỉ và tăng cường khả năng sáng tạo. Hơn nữa qua việc làm handmade bé sẽ biết được cách giải quyết vấn đề hợp lý khi phải sử dụng nguyên vật liệu để làm ra một sản phẩm hoàn chỉnh theo yêu cầu của ba mẹ.
4. Hoạt động nhóm
Trong buổi hoạt động nhóm, người đứng đầu trò chơi sẽ đưa ra những chủ đề khác nhau và sẽ phân chia các bé thành các nhóm nhỏ. Từ đó, khi chơi trò chơi các bé sẽ cùng nhau bàn bạc để làm thế nào đưa ra được một ý kiến thống nhất với nhau. Từ trò chơi các bé sẽ học được cách đưa ra các giải quyết kỹ năng giải quyết vấn đề và rèn luyện thêm kỹ năng làm việc đội nhóm.
Bài viết trên đây là những thông tin chia sẻ về cách dạy trẻ kĩ năng giải quyết vấn đề hiệu quả nhất, hy vọng có thể cung cấp thêm cho bạn nhiều thông tin hữu ích cũng như giúp cho các phụ huynh hiểu hơn về cách rèn luyện kỹ năng cho bé.