Lễ Phục Sinh - Easter Day là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Lễ Phục Sinh

Lễ Phục Sinh - Easter Day là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Lễ Phục Sinh
Wednesday,
27/03/2024
Đăng bởi: Wolfoo City

 

Woastore.vn - Được tổ chức nhằm tưởng niệm chúa Jesus, Lễ phục sinh được coi là một trong những lễ hội quan trọng nhất đối với những tín đồ theo đạo Kito.

Lễ phục sinh là gì? 

Lễ phục sinh là ngày lễ kỷ niệm sự phục sinh của Chúa Jesus (con của Chúa Trời). Sự kiện này thường diễn ra vào tháng 3 hoặc tháng 4 mỗi năm để tưởng niệm sự kiện Chúa phục sinh từ cõi chết. Bên cạnh Lễ Giáng Sinh, Lễ Phục Sinh cũng là một trong những lễ hội quan trọng và được mong chờ nhất trong năm.

Lễ Phục Sinh là ngày lễ quan trọng đối với những tín đồ theo đạo Kito

Lễ Phục sinh không có ngày cố định. Người dân thường tính lễ Phục vào Chủ nhật đầu tiên sau ngày trăng tròn đầu tiên hoặc sau ngày Xuân phân. Do vậy, lễ Phục sinh còn được coi như lễ hội mùa xuân, mừng đất trời chuyển mùa với rất nhiều màu sắc rực rỡ.

Biểu tượng của Lễ Phục Sinh

Lễ Phục Sinh có nhiều biểu tượng hết sức thú vị. Tại Việt Nam, Lễ Phục Sinh thường được trang trí với các biểu tượng giỏ trứng, thỏ hoặc nến. Tuy nhiên, có những bí mật thú vị đằng sau những biểu tượng đó mà có thể chúng ta chưa biết.

Thỏ phục sinh

Ngoài biểu tượng của sự sinh sản, thỏ còn là hình tượng của sức sống dồi dào, mạnh mẽ. Đặc biệt, chú thỏ gắn liền với truyền thuyết Ostara, còn gọi là Easter. Tên của vị nữ thần mùa xuân này được sử dụng để đặt cho tên của lễ Phục sinh. 

Thỏ phục sinh - biểu tượng của sức sống dồi dào, mạnh mẽ

Theo truyền thuyết, có một lần nữ thần mang mùa xuân tới Trái đất muộn, khiến muôn loài phải chịu giá lạnh, trong đó có một chú chim sắp chết với hai cánh bị đóng băng. Vì cảm thương, Ostara đã hô biến chú chim thành con thỏ cưng. Tuy nhiên, khác với những chú thỏ bình thường hiện nay, thỏ cưng của Ostara được ban cho khả năng đẻ trứng và chạy rất nhanh nhanh. 

Nữ thần muốn chú thỏ sẽ đảm nhiệm hết công việc tặng quà cho trẻ em những khi xuân về. Tuy nhiên về sau này, thỏ thần vô tình khiến Ostara nổi giận. Nó bị thần ném lên bầu trời, hóa vào chòm sao Lepus. Một năm, thỏ chỉ được xuống nhân gian một lần vào mùa xuân để tặng những quả trứng đáng yêu cho người dân dưới trần thế. Cũng từ đó, hình ảnh thỏ mang trứng trở thành một nét đặc biệt trong ngày lễ Phục Sinh của phương Tây.

Nến phục sinh

Trong dịp Lễ Phục Sinh, hình ảnh là biểu tượng của ánh sáng và sự ấm áp. Những ngọn nến được thắp sáng trong Lễ Phục Sinh sẽ dẫn đường để chúng ta thoát khỏi sự tăm tối của lo âu, buồn rầu và soi sáng để tìm đến những điều đúng đắn và bình an. 

Nến được coi là biểu tượng mang đến sự ấm áp, thắp sáng và điều hướng con người đến những giá trị tốt đẹp

Trứng phục sinh

Trứng là biểu tượng xa xưa nhất của ngày lễ Phục sinh, tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở. Vào dịp này, mọi người thường tặng nhau những quả trứng được trang trí đủ màu sắc, hay được làm bằng chocolate, thạch cao hoặc thậm chí là len, rất bắt mắt do chính tay mình trang trí để thay cho lời chúc, mong họ sẽ luôn gặp nhiều may mắn, an lành.

Vào Lễ Phục Sinh, những quả trứng sẽ được trang trí sặc sỡ và gửi tặng tới người thân nhằm cầu chúc cho sự may mắn, bình an 

Trong Lễ Phục sinh, những quả trứng được trang trí sặc sỡ, bắt mắt sẽ tượng trưng cho sự khởi nguyên. Ba mẹ có thể hướng dẫn bé trang trí những quả trứng diệu kỳ này để cùng hòa mình vào không khí nhộn nhịp của Lễ Phục Sinh sắp tới. 

Tuy nhiên, quả trứng rất dễ vỡ và có thể gây bẩn quần áo. Trước khi buổi lễ diễn ra, ba mẹ nên đục lỗ để lấy phần ruột ra, sau đó vệ sinh và phơi vỏ trứng thật khô. Để khi ngày lễ đến, ba mẹ có thể cùng biến hóa những quả trứng đơn điệu thành trứng Phục sinh đầy màu sắc.

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Liên hệ qua Facebook
Liên hệ qua Zalo