Lợi ích khi rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ từ nhỏ

Lợi ích khi rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ từ nhỏ
Friday,
22/03/2024
Đăng bởi: Wolfoo City

Woastore.vn - Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc trẻ được rèn luyện kỹ năng giao tiếp từ nhỏ không chỉ giúp trẻ tự tin mà còn làm tăng vốn từ và hình thành trí thông minh, tư duy sử dụng ngôn ngữ sau này.

Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp là hoạt động trao đổi, truyền đạt thông tin giữa các cá nhân, được thể hiện với nhiều hình thức khác nhau như  lời nói, chữ viết, ngôn ngữ cơ thể... Đối với trẻ em, kỹ năng giao tiếp không chỉ đơn thuần phục vụ mục đích trao đổi thông tin mà có ý nghĩa trong việc kích thích phát triển trí tuệ cho trẻ thông qua việc sử dụng và kiểm soát ngôn từ, giúp trẻ dễ dàng hòa nhập xã hội hơn. 

Không chỉ giúp trao đổi thông tin, kỹ năng giao tiếp là bước đầu giúp trẻ phát triển tư duy và hình thành những đức tính tốt về sau.

Hơn nữa, khi đã học được cách giao tiếp, trẻ sẽ biết cách lắng nghe và quan sát những hành động phi ngôn ngữ như những cử chỉ, điệu bộ, ngữ điệu, nét mặt, chuyển động cơ thể của người khác. Trẻ sẽ thấu hiểu được suy nghĩ, cảm xúc và biết quan tâm tới bản thân và những người xung quanh, từ đó ươm mầm hình thành những đức tính tốt ở trẻ. Điều này cần có sự giáo dục, đồng hành của ba mẹ thông qua các hoạt động hàng ngày.

Nên rèn luyện kỹ năng giao tiếp từ khi nào?

Kỹ năng giao tiếp giống như một chìa khóa mở ra nhiều cơ hội tốt giúp trẻ phát triển bản thân và trở thành tiền đề để phát huy tốt những kỹ năng xã hội khác. Để thuận lợi cho sự phát triển của con sau này, ba mẹ cần phải quan tâm và dạy con, rèn luyện kỹ năng giao tiếp từ khi còn sớm. 

Ngay từ lúc trẻ bắt đầu tập nói (giai đoạn từ 8 – 12 tháng tuổi), trẻ sẽ bắt đầu tạo ra những âm tiết dễ nhận biết, có thể là tiếng gọi người thân trong gia đình hoặc dấu hiệu đặc trưng khi bụng đói. 

Sau khi nhận được tín hiệu phản hồi tích cực, trẻ sẽ có thói quen liên tục quan sát và học hỏi thông qua lời nói và hành động của cha mẹ. Thông qua việc tương tác bằng lời nói, biểu cảm và hành động… trẻ sẽ có cơ hội mở rộng vốn hiểu biết của mình và được hình thành nhận thức về các sự vật, sự việc diễn ra xung quanh.

Ba mẹ cần phải quan tâm rèn luyện kỹ năng giao tiếp từ khi còn sớm để thuận tiện cho sự phát triển của con sau này.

Thời điểm thích hợp nhất để rèn luyện và phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ bắt đầu ở độ tuổi từ 3 tuổi trở lên. Bước sang giai đoạn này, trẻ nhanh chóng tiếp thu và dễ dàng hiểu được những thông điệp, bài học mà ba mẹ truyền tải.

Lợi ích của việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp từ nhỏ

Việc dạy cho trẻ kỹ năng giao tiếp ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp trẻ học cách tự lập, phát triển ngôn ngữ tốt hơn. Bên cạnh đó, trẻ cũng có những phản xạ tốt hơn như khéo léo trong việc trò chuyện, giao tiếp và dễ dàng kết nối với bạn bè hay gia đình. Đây cũng là một trong những điều đặc biệt quan trọng trong việc hỗ trợ trẻ hoàn thiện bản thân mình hơn.

Ba mẹ hãy bắt đầu rèn luyện cho bé với 2 bài học giao tiếp cơ bản. Đó là học cách chào hỏi mọi người xung quanh và gửi lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ từ ai đó. Thông qua 2 bài học cơ bản trên và cùng với sự đồng hành của ba mẹ, trẻ sẽ tự biết điều chỉnh thái độ, hành vi khi ứng xử với mọi người xung quanh.

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp từ nhỏ hỗ trợ trẻ hoàn thiện bản thân mình hơn

Ba mẹ cũng cần lưu ý rằng, trẻ nhỏ sẽ có thói quen học theo và bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh. Vì thế, ba mẹ hãy tạo cho bé một môi trường giáo dục và phát triển toàn diện, tích cực, tránh cho trẻ không bị ảnh hưởng bởi những thói hư tật xấu.

Làm thế nào để rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ từ sớm?

Vậy ba mẹ cần làm thế nào để rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ? Hãy cùng Woa Store khám phá một số hoạt động đơn giản mà ba mẹ có thể thực hiện để giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp tốt hơn mỗi ngày.

Dành thời gian để trò chuyện, thực hành giao tiếp với trẻ

Ba mẹ nên dành thời gian nói chuyện, tiếp xúc trực tiếp với con. Nếu cha mẹ có thời gian rảnh, nên tổ chức các trò chơi gắn kết gia đình và dạy trẻ thói quen lắng nghe, chia sẻ.Trẻ ở độ tuổi tập nói rất cần sự hỗ trợ từ gia đình. Nếu gia đình thường xuyên nói chuyện, dạy trẻ phát âm, trẻ sẽ nhanh biết nói và hạn chế việc nói ngọng.

Ba mẹ nên thời gian mỗi ngày để trò chuyện, cùng bé phát triển kỹ năng giao tiếp

Bày tỏ tình yêu thương với trẻ

Mỗi đứa trẻ là tấm gương phản ánh cha mẹ. Vì vậy, mọi hành động, lời nói của cha mẹ đều tác động trực tiếp đến sự hình thành tính cách, hành vi của trẻ. Trẻ sống trong một gia đình mà cha mẹ yêu thương nhau thì chắc chắn sẽ biết cách yêu thương bản thân và những người xung quanh.

Khuyến khích trẻ bày tỏ quan điểm cá nhân 

Mỗi đứa trẻ sẽ có tính cách và khả năng tiếp thu khác nhau. Chính vì thế, không phải bạn nhỏ nào cũng sẽ chủ động kể, trình bày suy nghĩ, quan điểm của mình với ba mẹ và mọi người xung quanh. Vậy nên, ba mẹ hãy gợi mở cho trẻ bằng cách đặt câu hỏi mở để khuyến khích bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của mình. Ba mẹ hãy tìm những chủ đề gần gũi hoặc trẻ yêu thích để giúp con chia sẻ, trao đổi nhiều hơn.

Khi được bày tỏ quan điểm cá nhân, trẻ sẽ cảm thấy tự tin và tạo động lực để trẻ rèn luyện, phát triển kỹ năng giao tiếp

Dùng ngôn ngữ cơ thể để phát triển kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp không chỉ bao gồm lời nói mà đôi khi cần kết hợp với ngôn ngữ cơ thể thông qua những cử chỉ, thái độ, hành động phụ trợ. Bên cạnh việc dạy trẻ sử dụng ngôn từ phù hợp với ngữ cảnh, vai vế, ba mẹ cũng nên giáo dục con cách diễn đạt bằng tay chân, bằng biểu cảm trên khuôn mặt. Kết hợp ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể sẽ giúp con giao tiếp hấp dẫn và chuyên nghiệp hơn, tạo được ấn tượng tốt với người đối diện.

Tham gia các hoạt động, chương trình ngoại khóa 

Thế giới xung quanh thật rộng lớn và có nhiều điều bổ ích trẻ cần khám phá sau này. Các hoạt động vui chơi ngoài trời như đi dã ngoại, tham quan bảo tàng, vui chơi tập thể… sẽ giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu khám phá thế giới xung quanh, đồng thời tạo cơ hội làm quen, trò chuyện, học hỏi nhiều điều từ mọi người. Từ đó, trẻ trở nên tự tin, mạnh dạn hơn khi hoạt động giao tiếp trước đám đông.

 

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Liên hệ qua Facebook
Liên hệ qua Zalo