-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tết trung thu 2023 là ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa
Thursday,
22/06/2023
Đăng bởi: Nguyễn Trà My
Trung thu là ngày lễ mang nét truyền thống văn hoá của người Việt Nam bởi vì nó mang nguồn gốc và ý nghĩa vô cùng thú vị. Tuy nhiên không phải ai cũng biết tết trung thu 2023 là ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa ra sao. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này qua những thông tin chia sẻ trong bài viết sau đây.
Tết trung thu 2023 là ngày nào?
Tết trung thu là một trong những dịp lễ lớn tại Việt Nam, vậy tết trung thu ngày mấy nào năm 2023? Tết trung thu theo âm lịch là ngày rằm tháng 15 tháng 8 hằng năm, được coi là ngày đẹp để làm lễ tế thần mặt trăng để tiên đoán mùa màng và cũng là dịp để các bé nhỏ vui chơi. Dựa vào lịch vạn niên thì trong năm 2023 tết trung thu vào thứ 6 ngày 29 tháng 9 dương lịch. Cho nên, bạn có thể sắp xếp thời gian và công việc phù hợp để đón tiệc trung thu vui vẻ bên gia đình của mình nhé.
Tết trung thu có tên gọi khác là gì?
Tết trung thu tiếng anh Mid – autumn Festival, vậy ở Việt Nam tết trung thu có tên gọi khác là gì? Đối với ở Việt Nam tết trung thu còn có tên gọi khác nữa là tết thiếu nhi, tết trông trăng hay còn có tên gọi khác là tết đoàn viên, cụ thể hơn:
Tết thiếu nhi
Tết trung thu còn có tên gọi này là do các hoạt động mùa tết trung thu thường là cho các bé thiếu nhi vui chơi, với các trò chơi như múa lân, múa rồng hay các trò chơi dân gian khác như rước đèn, diễn kịch sự tích chị Hằng và chú Cuội,… Hơn nữa các bé trong ngày tết trung thu còn được các ba mẹ mua các món quà khác như lồng đèn, bánh kẹo, đồ chơi,…
Tết đoàn viên
Trong ngày lễ trung thu, hầu hết các thành viên trong gia đình sẽ sum vầy với nhau để tận hưởng khoảnh khắc yên bình, cùng nhau ăn bánh trung thu và nói chuyện. Do đó, người ta thường gọi tết trung thu là tết đoàn viên.
Tết trông trăng
Vào ngày lễ rằm tháng 8 sẽ có trăng to sáng và đẹp nhất trong năm, do vậy mà các gia đình sẽ chuẩn bị nhiều bánh kẹo, trái cây ngon và những chiếc bánh trung thu để cùng nhau thưởng thức và ngắn trăng, vậy nên người ta cũng hay gọi tết trung thu là tết trông trăng.
Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết trung thu
Dù Tết trung thu rất quen thuộc với mọi người, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của Tết trung thu, sau đây là nguồn gốc và ý nghĩa Tết trung thu mà các bạn có thể tham khảo như sau:
1. Nguồn gốc của tết trung thu
Tết trung thu ngoài có mặt ở Việt Nam thì còn có mặt ở nhiều đất nước khác nhau như: Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản,… Cho đến nay vẫn chưa có một xác minh cụ thể nào về nguồn gốc của tết trung thu.
Tuy nhiên, theo sự tích từ xa xưa, tết trung thu được bắt đầu từ ngà Đường, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh. Năm ấy vào thời điểm kia, gió mắt và trăng tròn đẹp, trong khi ngự chơi ở ngoài thành, nha vua đã bắt gặp một vị tiên giáng thế. Vi tiên giáng thế này đội lột một ông lão đầu bạc phơ như tuyết, sau đó vịt hoá thiên nga phép tạo thành một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu chạm mặt đất và nhà vua trèo lên cầu vồng đi đến cung trăng và dạo chơi nơi cung Quảng Hàn của Hằng Nga, tại đây nhà vua được mời thưởng thức bánh tiêu (bánh trung thu) và xem tiên nữ múa hát. Khi trở về nơi trần thế, nhà vua vẫn luyến tiếc về cung trăng này do đó đã đặt ra ngày tết trung thu vào ngày 15/8 âm lịch hằng năm.
Bên cạnh đó, ở Trung Quốc còn lưu truyền thêm một sự tích là Hằng Nga – Hậu Nghệ nói về nguồn gốc tết trung thu. Đây là hai con người từng là những vị thần bất tử, bị vu oan đổ lỗi phạm thiên đình nên bị đày xuống nhân gian, một ngày kia người con trai thứ 10 của Ngọc hoàng đã phân thân thành 10 mặt trời, gây ra một thảm kịch cho loài người lúc đó. Đức trước thảm kịch đó, Ngọc hoàng đã hạ lệnh cho Hậu Nghệ cứu giúp. Dựa vào tài năng bắn cung của mình mà Hậu Nghệ đã bắn rơi 9 mặt trời, chỉ còn 1 mặt trời còn lại. Qua chiến tích đó, ngọc hoàng đã ban thưởng cho Hậu Nghệ viên thuốc trường sinh bất lão, dặn chàng tu luyện và một năm sau mới được uống. Tuy nhiên, sau khoảng nửa năm sau Hằng Nga phát hiện và lấy uống viên thuốc đó, sau đó nằng bay lên trời mãi không thể nào quay về trần gian được nữa.
Ở dưới trần gian do quá thương nhớ vợ mình, chàng đã xây một lâu đời trong mặt trời, đặt tên lâu đài là Dương, hằng nga cũng xây một lâu đài tương tự có tên là Âm, cứ mỗi năm vào ngày rằm tháng 8, hai người sẽ được gặp nhau trong hạnh phúc.
Theo các nhà khảo cổ học cho biết rằng, Tết Trung thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên đồng Ngọc Lũ, còn theo văn bia của chùa Đọi năm 1121 từ thời nhà Lý, tết Trung thu được tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội múa rối nước và rước đèn, hội đua thuyền. Đến thời nhà Lê – Trịnh thì tết Trung Thu đã được tổ chức cực kì lớn và xa hoa ở phủ Chúa. Và như vậy, ở Trung Quốc có sự tích về Hậu Nghệ - Hằng Nga còn ở Việt Nam thì có sự tích về chú Cuội, sự tích Thỏ Ngọc Cung Trăng.
2. Ý nghĩa của ngày lễ trung thu
Theo quan niệm ở mỗi người mà tết ý nghĩa tết trung thu sẽ có một ý nghĩa khác nhau, đối với phong tục Việt Nam thì ngày lễ Trung Thu người lớn sẽ chuẩn bị mâm cỗ có nhiều bánh bánh trái và hoa quả để dâng lên tổ tiên. Việc này nhằm thể hiện sự thành kính đối với những người thân trong gia đình đã mất, đồng thời cũng là dịp mà mọi người trong gia đình có thể quây quần, ăn uống và trò chuyện với nhau. Cho nên người ta cho rằng ý nghĩa của ngày lễ Trung thu là Tết Đoàn Viên.
Ngoài ra, trung thu còn được gọi là tết thiếu nhi, là dịp mà các em bé ở mọi nơi được vui chơi, xem múa lân, rước đèn,.., và có nhiều hoạt động văn nghệ vui mừng ngày lễ trăng rằm với những hình ảnh quen thuộc là chị Hằng Nga và chú Cuội.
Hơn thế nữa, ý nghĩa của tết trung thu theo quan niệm người xưa là dịp để mọi người ngắm trăng và tiên đoán mùa màng sắp tới cũng như vận mệnh quốc gia. Nếu trăng có màu vàng thì năm đó mùa màng năm đó sẽ trúng mùa rằm tơ, còn nếu trăng có màu xanh hay lục thì vào năm đó sẽ có thiên tai và nếu như trăng màu cam thì đất nước thịnh trị.
Cách trang trí Tết trung đẹp mắt cho trẻ
Để ngày Tết Trung thu cho bé được ý nghĩa hơn, bạn có thể tìm hiểu về những cách trang trí Tết Trung thu đẹp mắt cho trẻ sau đây:
1. Cách trang trí tết Trung thu với đèn ông sao
Đèn ông sao là một trong số những món đồ chơi được rất nhiều trẻ nhỏ đặc biệt yêu thích vào lễ Trung thu, vì vậy mà các bạn có thể dùng đèn trung thu để trang trí. Với màu sắc bắt mắt, chắc chắn sẽ khiến các bé thích thú.
2. Cách trang trí tết Trung thu cho bé bằng gấu bông
Bên cạnh sử dụng đèn ông sao, thì bạn có thể sử dụng thêm gấu bông để trang trí và dành tặng cho bé trong dịp lễ Trung thu. Trong đó bạn có thể mua gấu bông Wolfoo, là mẫu gấu bông đang được nhiều sự ưa chuộng của hầu hết các bạn nhỏ. Gấu bông Wolfoo với thiết kế đáng yêu, cùng với kích thước và màu sắc đa dạng phong phú sẽ tạo cảm giác sinh động cho không gian trang trí và chắc hẳn khi nhận được món quà này bé sẽ vô cùng yêu thích.
3. Cách trang trí lễ Trung thu bằng đèn ông sao giấy
Để ngày lễ trung thu được thêm sinh động thì bạn cũng có thể trang trí bằng đèn ông sao giấy. Với đa dạng hình thù phong phú được bán ở khắp nơi như gà con, con ếch, đoremon, con thỏ,…, đèn giấy có thể giúp tạo nên không gian nổi bật và gây sự thích thú cho bé trong dịp lễ này.
4. Cách trang trí lễ Trung thu đẹp mắt cho trẻ bằng mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu trong mỗi dịp lễ Trung thu, với các loại trái cây trên mâm ngũ quả có màu sắc như xanh, đỏ, vàng ,…,, ngoài ra bạn cũng có thể trang trí thêm cho mâm quả đẹp mắt bằng cách tỉa dưa hấu theo hình thỏ ngọc hay hình cá chép trông trăng vô cùng đẹp mắt, đáng yêu làm quà trung thu cho bé.
Bài viết trên đây là các thông tin chia sẻ về tết trung thu 2023 là ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa, hy vọng có thể cung cấp thêm cho bạn nhiều thông tin bổ ích và giúp bạn hiệu hơn về tết trung thu nhé.