Truyện tranh có phải là sách không và có tốt cho trẻ em không?

Truyện tranh có phải là sách không và có tốt cho trẻ em không?
Sunday,
19/03/2023
Đăng bởi: WOA UNIVERSAL

Ở một số gia đình, truyện tranh không được coi là sách và trẻ em không được đọc truyện tranh hoặc bị hạn chế đọc truyện tranh. Bạn có suy nghĩ gì về vấn đề này?

"Sách" là một khái niệm chung cho các sản phẩm viết được in ấn lên giấy và đóng lại. Do đó có thể nói truyện tranh hay tạp chí cũng là một "loại sách", bên cạnh sách giáo khoa, tiểu thuyết, v.v.

Cá nhân tôi cho rằng vấn đề của việc liệu một "loại sách" có mang lại lợi ích cho người đọc hay không không nằm ở hình thức của nó (bằng chữ, bằng tranh, v.v.), mà nằm ở phần nội dung bên trong. Chính vì vậy, dù là truyện tranh, sách giáo khoa, báo chí, văn chương, v.v. thì đều có thể có hoặc không mang lại lợi ích, thậm chí là gây hại cho người đọc nếu chứa những nội dung không phù hợp. (Ở đây tôi nghĩ để quyết định nội dung gì phù hợp và không phù hợp là một câu chuyện dài hơn nữa)

Đối với trẻ em, truyện tranh (comic book) và sách tranh (picture book) là hai là "loại sách" được yêu thích nhất. Sự khác biệt chính giữa hai "loại sách" này là vai trò của hình ảnh ở trong đó. Truyện tranh lấy hình ảnh làm đối tượng truyền tải nội dung là chủ yếu, trong khi sách tranh sử dụng hình ảnh đa phần với mục đích minh hoạ.

Thông thường các bậc bố mẹ lựa chọn sách tranh cho con hơn vì mật độ chữ nhiều, tin rằng việc con tập trung đọc chữ thay vì phụ thuộc vào việc xem tranh sẽ giúp ích cho kĩ năng đọc và tư duy của con hơn. Hơn thế nữa, sách tranh thường phổ biến ở độ tuổi mầm non và tiểu học và được sử dụng chính với mục đích giáo dục.

Ngược lại, không thể phủ định rằng nhiều quan điểm hiện đại cho rằng việc đọc truyện tranh là "con sâu ăn mòn tâm hồn" chủ yếu vì nhiều dòng truyện tranh mang nội dung nhạy cảm, bạo lực, và ít giá trị giáo dục. Tuy nhiên, điều này là không thể tránh khỏi vì đối tượng đọc mà dòng sách truyện tranh hướng đến rộng hơn, bao gồm cả các thanh thiếu niên và cả người trưởng thành với mục đính chính là giải trí. Do đó, sự phân hoá đa dạng về mặt nội dung phù hợp với nhu cầu cảm xúc, tư duy, và sáng tạo của người đọc là cần thiết.

Cá nhân tôi cho rằng việc đọc truyện tranh vẫn mang lại cho con trẻ nhiều lợi ích tương tự sách tranh và cả các thể loại văn học khác. Truyện tranh cho phép trí sáng tạo được thể hiện một cách rõ ràng và sinh động hơn thông qua cả nét vẽ và lời thoại. Và, tất nhiên, tôi không đồng tình với việc gán giá trị thực tiễn lên trí sáng tạo, vì sáng tạo không nhất thiết phải tạo ra giá trị hữu hình và vật chất. Sáng tạo, đôi khi là chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng một tâm hồn khoẻ mạnh và nhiều sắc màu.

Điều duy nhất mà tôi nghĩ các bố mẹ cần cân nhắc khi cho con đọc truyện tranh là cần phải lựa chọn truyện tranh với nội dung và phù hợp với lứa tuổi cũng như sở thích con cái. Vì cuối cùng, mọi sản phẩm của trí sáng tạo trong sách vở đều hướng đến việc mang lại giá trị cho người đọc, quan trọng là chúng cần thông minh trong những lựa chọn mà thôi. Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện nhiều thể loại truyện tranh mang tính giáo dục cao, như bộ truyện kể về cuộc đời của các nhà khoa học, về lịch sử, sinh học, và cả về kĩ năng thể hiện cảm xúc, đối nhân xử thế. Doraemon hay Shin-cậu bé bút chì cũng mang lại những giá trị giáo dục nhất định, chỉ là văn hoá của Nhật Bản có nhiều điểm khác biệt lớn với Việt Nam, nên việc nhiều phụ huynh Việt Nam cho rằng các bộ truyện kia có phần phản cảm là không thể tránh khỏi.

Viết bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Liên hệ qua Facebook
Liên hệ qua Zalo